Shophouse là loại hình bất động sản đang rất phát triển, đáp ứng nhu cầu kết hợp kinh doanh và nhà ở của nhiều chủ nhà. Để mang tới những không gian nội thất đẹp, sang trọng và tối ưu công năng hiệu quả, thì đòi hỏi chủ đầu tư phải thiết kế nội thất shophouse hợp lý. Vậy thiết kế shophouse là gì? Và bật mí những bí kíp thiết kế nội thất shophouse ấn tượng, sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây!
1. Thiết kế Shophouse là gì?
Shophouse là mô hình nhà ở kiểu mới – nhà ở kết hợp với kinh doanh thương mại. Đây là hình thức BĐS không còn mới trên thế giới, tuy mới xuất hiện tại thị trường Việt Nam, nhưng shophouse đã nhanh chóng tạo nên cơn sốt mạnh mẽ. Bởi có thiết kế thông minh, đa tính năng vừa để ở vừa có thể kinh doanh nên shophouse mới hot tới vậy. Không giống với việc thuê mặt bằng có giá thành đắt đỏ, chỉ thuê được trong khoảng thời gian ngắn hạn. Mà khi sở hữu một căn shophouse bạn sẽ được cấp đầy đủ giấy tờ chứng nhận quyền lợi, để có thể thoải mái làm điều bạn muốn.
Shophouse sở hữu nhiều lợi thế về diện tích, không gian vị trí và thường chỉ có mặt ở các trung tâm hoặc thành phố lớn. Vì thế rất thuận lợi cho việc kinh doanh buôn bán, bởi có sẵn một lượng khách hàng đông đảo, chính là cư dân sinh sống trong khu dân cư.
2. Những bí kíp thiết kế nội thất Shophouse sang trọng.
- Lựa chọn phong cách phù hợp
Bước đầu tiên khi thiết kế nhà phố, muốn gây được ấn tượng thì phải xác định được phong cách chủ đạo. Điểm đặc biệt của loại hình này là bạn có thể phân tách phong cách thiết kế cửa hàng riêng, nhà ở riêng. Tức là bạn có thể chọn 2 style thiết kế khác nhau cho một căn shophouse. Nhưng hầu hết các chủ đầu tư đều lựa chọn đồng nhất phong cách, để đỡ tốn thời gian và kinh phí. Hiện nay, xu hướng thiết kế shophouse đang rất ưa chuộng là phong cách tân cổ điển, hiện đại và đông dương. Tùy theo sở thích của gia chủ, nhu cầu kinh doanh để lựa chọn được phong cách phù hợp.
- Xây dựng bố cục hợp lý
Việc xây dựng bố cục hợp lý, là bước quan trọng nên đòi hỏi KTS phải nghiên cứu thật kỹ lưỡng mặt bằng, có cách quan sát và tính toán tỉ mỉ. Shophouse thường dùng để kinh doanh hay kết hợp nhà ở, nên các KTS thường dựa theo mặt hàng để có cách sắp xếp phù hợp, đảm bảo sự thống nhất và hài hòa. Khi sắp xếp nội thất shophouse theo một tổng thể nhất định, sẽ giúp công việc kinh doanh đạt được hiệu quả cao hơn. Bố cục hợp lý có thể phô bày mọi ưu điểm, giúp khách hàng dễ tìm kiếm và hoạt động.
- Bố trí màu sắc và ánh sáng
Yếu tố có ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ, tác động trực tiếp tới tâm lý khách hàng là màu sắc và ánh sáng. Nên khi bắt tay vào thiết kế shophouse, cần chú ý đặc biệt tới điều này. Nhưng tùy vào diện tích, phong cách thiết kế, sản phẩm, thương hiệu và đối tượng khách hàng mà các KTS sẽ đưa ra những ý tưởng hợp lý. Theo xu hướng thiết kế nội thất hiện nay, mọi không gian đều ưu tiên ánh sáng tự nhiên. Vì thế, không gian mở là phương án thiết kế được áp dụng nhiều nhất với khung cửa kính, vách ngăn kính, tường kính… để căn nhà thu nạp ánh sáng tự nhiên tốt nhất. Đặc biệt, thêm yếu tố thiên nhiên vào nhà, đặc biệt là cây xanh sẽ mang tới nguồn sinh khí tràn đầy, năng lượng tích cực mỗi ngày cho không gian sống.
Màu sắc thì sử dụng các tone màu trung tính, nhẹ nhàng thường được ưu tiên. Những gam màu sáng như trắng, kem, be, xanh dương, xanh lá cây… Giúp không gian tươi sáng, thoải mái hơn, đồng thời dễ thiết kế và trang trí hơn.
Trên đây là những thông tin hữu ích về thiết kế shophouse là gì, những bí kíp để thiết kế nội thất shophouse đẹp. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì về thiết kế, thi công nội thất thì hãy liên hệ Riverhome để được hỗ trợ chi tiết.