Thiết kế nhà mái Nhật và mái Thái là hai lối kiến trúc vô cùng độc đáo, ấn tượng mang tới nhiều ưu điểm cho các công trình nhà ở. Tuy nhiên, nhiều người vẫn bị nhầm lẫn và chưa phân biệt rõ 2 kiểu kiến trúc này. Nếu bạn cũng đang gặp khó khăn trong việc lựa chọn loại mái nào, hãy tìm hiểu ngay những thông tin chi tiết dưới đây để thấy được sự khác nhau giữa nhà mái Nhật và mái Thái nhé.

  1. Tìm hiểu về mái Nhật và mái Thái

  • Mái Nhật là gì?

Mái Nhật hay còn gọi là mái lùn là kiểu mái có nguồn gốc từ Nhật Bản được du nhập vào Việt Nam những năm gần đây. Đặc trưng nổi của loại mái này là có độ dốc nhẹ, mở rộng ra các hướng khác nhau và được thiết kế chồng lớp.

Nhà mái Nhật được chia thành hai loại cơ bản là hệ ngói dốc và ngói bằng:

  • Hệ mái dốc: gồm các mái nhỏ giao với mái lớn được xếp chồng lên nhau như các đường lượn sóng bắt mắt.
  • Hệ mái ngói bằng: phần mái không quá bằng phẳng nhưng lại có sự phá cách độc đáo. Chúng được thiết kế đổ rộng và dài ra bốn góc giúp công trình tránh được mưa nắng tốt nhất. Kiểu mái này thể hiện được sự trẻ trung, tối giản nên được rất nhiều gia chủ lựa chọn, đặc biệt là những gia đình trẻ.

Khi lựa chọn thiết kế mái Nhật thì khi thi công bạn nên chú ý chọn độ dốc từ 30-35cm, các đường bo khi lợp phải thẳng, không cong hay bị võng để tạo nên một tổng thể liền khối. Khi lợp phải đều tay để đảm bảo được độ phẳng của công trình. Đây là những tiêu chí cần thiết khi thiết để đảm bảo được độ thoát nước và phù hợp với khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều của nước ta.

Do nhà mái Nhật có thiết kế khá đơn giản, chất liệu và kiểu dáng đa dạng nên bạn có thể dễ dàng lựa chọn và tìm mua. Nếu để ý có thể thấy loại mái này có thể ứng dụng trên mọi diện tích, mọi không gian và chúng có thể kết hợp với đa dạng phong cách từ cổ điển, tân cổ điển cho tới hiện đại. Tuy nhiên, các thiết kể mở với không gian thiên nhiên gần gũi, sân vườn rộng thoáng cùng hệ thống tiểu cảnh được ưu tiên lựa chọn hơn cả.

Tuy có những ưu điểm vượt trội nhưng nhà mái Nhật cũng có một vài hạn chế như không phù hợp với những công trình có thiết kế cầu kỳ, chi phí xây dựng thường cao hơn so với mái tôn hay các loại mái bằng bê tông cốt thép.

  • Mái Thái là gì?

Không chỉ mẫu nhà mái Nhật được ưa chuộng, mẫu nhà mái Thái cũng trở thành xu hướng thiết kế được yêu thích thời gian gần đây. Loại mái mang lại tính thẩm mỹ cao, tối ưu được công năng sử dụng và phù hợp với nhiều phong cách kiến trúc khác nhau như nhà phố, nhà biệt thự cổ điển, tân cổ điển…

Kết cấu của mái Thái với phần mái dốc gồm các lớp ngói sóng lớn nhỏ được xếp chồng lên nhau, chúng có nguồn gốc từ đất nước Thái Lan. Loại mái này được sử dụng phổ biến ở các công trình nhà cấp 4 hay các mẫu nhà biệt thự 2-4 tầng theo các phong cách thiết kế khác nhau.

Tiêu chuẩn thi công phù hợp nhất với nhà mái Thái chính là có độ dốc khoảng 30 độ, chiều xuôi mái ngói tối đa 10m. Nếu lựa chọn độ dốc 45 độ thì độ xuôi nên để khoảng từ 10-15m và áp dụng phương pháp lợp từ dưới lên trên, từ phải sang trái. Bạn cũng nên chú ý khoảng cách vừa đủ giữa các ngói và sau đó vệ sinh sạch sẽ cũng như có thể sơn thêm để đảm bảo độ bền cho mái.

Ưu điểm của nhà mái Thái là thoát nước nhanh, không gây ứ đọng hay thấm dột do có thiết kế độ dốc cao. Bên cạnh đó, tính năng tản nhiệt của loại mái này giúp chống nắng nóng mùa hè hiệu quả nên chúng rất phù hợp với thời tiết tại Việt Nam. Hiện nay, các mẫu mái Thái trên thị trường rất đa dạng với đầy đủ các màu sắc và mẫu mã như ngói sóng lớn, ngói sóng nhỏ hay các loại mái giả đá giúp bạn dễ dàng lựa chọn loại mái phù hợp với công trình của mình.

Tuy vậy, mẫu nhà mái Thái cũng có những hạn chế như do thiết kế chồng lớp, nên sau một thời gian xây dựng cần gia cố lại để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng trần, chi phí thi công hoàn thiện cũng tương đối cao.

  1. Sự khác nhau giữa nhà mái Nhật và mái Thái?

Ngoài đặc điểm giống nhau thì 2 loại mái này cũng có những điểm khác biệt dễ nhận biết chính là phần chóp và độ dốc của mái. Nhà mái Thái sẽ có độ dốc lớn hơn và có đỉnh chóp nhọn xuôi dốc xuống phía dưới, còn hệ mái Nhật lại được thiết kế bằng phẳng hơn. Độ chênh lệch giữa 2 loại mái này có thể lên tới 40% nhưng vẫn đủ để che nắng, che mưa và thoát nước một cách nhanh chóng, phù hợp với thời tiết của miền Bắc.

Do vậy, bạn có thể lựa chọn một trong 2 loại mái này theo sở thích nhưng cần chú ý tới các yếu tố như: diện tích khu đất, kiến trúc tổng thể và phong cách của ngôi nhà để đưa ra phương án xây dựng tốt nhất. Nếu bạn muốn sở hữu không gian sống thân thiện và hòa mình với thiên nhiên, thì có thể lựa chọn thiết kế nhà kiểu mái Nhật. Còn bạn muốn căn nhà của mình cầu kỳ hơn và để cao ngôn ngữ hình khối thì có thể lựa chọn kiểu nhà mái Thái.

Trên đây là những chia sẻ của River Home về sự khác nhau giữa nhà mái Nhật và mái Thái. Hy vọng, qua bài viết này bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm để lựa chọn loại mái phù hợp với công trình kiến trúc của gia đình. Tuy vậy, ngoài việc tìm hiểu về phong cách và loại hình thiết kế thì việc lựa chọn đơn vị thiết kế thi công trọn gói và uy tín rất quan trọng quyết định vẻ đẹp căn nhà của bạn. Để có được căn nhà như mong muốn, hãy gọi ngay cho River Home qua hotline 098 664 5522 để được tư vấn và hỗ trợ nhé.