Hiện nay, mô hình nhà ở được nhiều người mong muốn sở hữu đó chính là biệt thự. Nhưng để xây dựng được nhà ở biệt thự thì cần phải tuân thủ theo một số tiêu chuẩn nhất định, để mang tới không gian sống hoàn hảo nhất. Vậy các tiêu chuẩn thiết kế nhà ở biệt thự sẽ bao gồm những gì?

1. Tiêu chuẩn về thiết kế nhà ở biệt thự bao gồm những gì?

Biệt thự được đánh giá là một trong những loại hình nhà ở cao cấp, được tầng lớp thượng lưu săn đón. Từ tổng thể kiến trúc, cho tới nội thất đều phải đạt tiêu chuẩn về thẩm mỹ, chất lượng, độ bền và sự tiện nghi.

1.1. Tiêu chuẩn về quy mô

Loại hình nhà ở này đang ngày càng trở nên phổ biến, với nhiều kiểu dáng khác nhau. Như biệt thự đơn lập, biệt thự song lập, biệt thự phố, biệt thự sân vườn… Nhưng dù là loại hình nào, thì cũng cần phải đảm bảo:

  • Nhà ở biệt thự phải có sân vườn, hàng rào và lối đi riêng biệt
  • Diện tích tối thiểu của biệt thự không được vượt quá 50% diện tích khuôn viên đất, có ít nhất 3 mặt trông ra sân
  • Biệt thự có số tầng chính không vượt quá 3 tầng
  • Diện tích đất xây dựng của biệt thự phải từ 120m2 trở lên, có mặt tiền không hẹp hơn 10m. Trong đó, biệt thự đơn lập hay song lập thì diện tích đất khuôn viên không nhỏ hơn 350m2, không lớn hơn 350m2.
  • Ngoài ra, biệt thự phải nằm trong quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

1.2. Tiêu chuẩn về không gian

Phòng khách

Phòng khách được thiết kế trang trọng và rộng rãi

Phòng khách là không gian sinh hoạt chung, là nơi đón tiếp khách quý tới chơi nhà. Vì thế, thiết kế nội thất phòng khách cần phải đảm bảo tính lịch sự, trang trọng. Đồng thời, thể hiện được gu thẩm mỹ và cá tính của gia chủ.
Diện tích thì phải đạt khoảng từ 20-25m2 với biệt thự mini, từ 25-30m2 cho biệt thự thường và trên 40m2 cho biệt thự có quy mô lớn hơn.
Nội thất: cách lựa chọn và bố trí nội thất phòng khách phải gắn với phong cách thiết kế tổng thể của căn biệt thự.
Trang trí: không gian này không nên bày biện quá nhiều chi tiết dễ tạo cảm giác rối mắt, thay vào đó là những vật dụng nổi bật như tủ rượu, kệ trang trí… để tạo tính thẩm mỹ cho căn phòng.

Phòng bếp

Phòng bếp thường được đặt ở một khu vực riêng, tránh mùi thức ăn ảnh hưởng tới những không gian khác. Những phòng ăn vẫn thông với phòng khách, để tiện cho việc gắn kết của gia đình.
Khu bếp nấu của biệt thự, có thể thiết kế theo kiểu chữ U, chữ L hay chữ I tùy vào thói quen sử dụng của gia chủ. Nhưng, vẫn phải tuân thủ quy tắc về tam giác hình học (bếp ga, chậu rửa, tủ lạnh) để tiện cho việc sử dụng.
Nội thất trong bếp cũng cần được sắp xếp khoa học, đảm bảo không gian sạch sẽ, thoáng mát và dễ dàng nấu nướng.

Phòng ăn

Phòng ăn được tách riêng hoặc đặt cùng không gian bếp, thường phòng ăn sẽ được thiết kế rộng rãi và thoáng đãng. Có thể thiết kế view nhìn ra sân vườn, như vậy sẽ tạo cảm giác sang trọng, gần gũi với thiên nhiên, để bữa ăn được ngon miệng hơn.

Phòng ngủ master

Thiết kế nội thất phòng ngủ master, thường dành cho chủ nhân của ngôi nhà. Diện tích phòng ngủ master trong tiêu chuẩn thiết kế nhà ở thường là 25-36m2, tùy vào quy mô của ngôi nhà.
Phía trong phòng, sẽ được thiết kế đầy đủ tiện nghi với giường ngủ, nhà vệ sinh khép kín, tủ quần áo, bàn phấn… Bên cạnh đó, còn có phòng thay đồ, bàn làm việc, kệ tivi…

Phòng ngủ nhỏ

Phòng ngủ dành cho con cái thì không cần phải quá rộng, nhưng cũng cần đầy đủ không gian cho con sinh hoạt và học tập. Trong phòng phải có giường (đơn hoặc đôi), tủ đựng quần áo, bàn học, tivi (có hoặc không)… Để phục vụ nhu cầu thiết yếu nghỉ ngơi, học tập và giải trí của trẻ nhỏ.
Ngoài ra, tùy thuộc vào phòng đó dành cho bé trai hay bé gái. Phòng dành cho bé nhỏ hay trẻ thành niên, thì không gian phòng cần thiết kế cho phù hợp với độ tuổi, sở thích và cá tính của trẻ.

Cầu thang

Cầu thang liên thông giữa các tầng được thiết kế hệ đèn chùm pha lê cao cấp

Với những căn biệt thự, thì cầu thang là kiến trúc không thể thiếu. Nó không chỉ giúp liên kết các tầng trong nhà, mà còn mang tính thẩm mỹ, góp phần tôn lên sự sang trọng và đẳng cấp của căn biệt thự.
Tiêu chuẩn thiết kế nhà ở biệt thự, thì cầu thang có thể thiết kế linh hoạt theo từng kiểu bố cục ngôi nhà. Nhưng cũng cần phải có kích thước tiêu chuẩn, để việc di chuyển được dễ dàng.

Phòng sinh hoạt chung

Đây là không gian chung trong nhà, nên được thiết kế như một khu vực giải trí, đọc sách và trò chuyện của cả nhà. Khu vực này thường chỉ sử dụng vào buổi tối nên không cần phải quá lớn, chỉ khoảng 20-25m2 là đủ.
Nội thất của phòng này chỉ đơn giản là bộ ghế sofa, ghế thư giãn. Trang trí thêm chiếc tivi để giải trí hay màn chiếu để cả gia đình cùng nhau xem phim, một kệ sách để cả nhà cùng nhau đọc thêm kiến thức.

Phòng vệ sinh

Phòng vệ sinh với những đồ cao cấp được đặt riêng trong mỗi phòng ngủ của các thành viên

Trong thiết kế biệt thự, còn có nhà vệ sinh chung và nhà vệ sinh riêng. Ở đó, phòng vệ sinh riêng thường được thiết kế trong phòng ngủ của mỗi thành viên, đảm bảo sự riêng tư và tiện ích khi sử dụng.
Còn nhà vệ chung, được thiết kế ở khu công cộng như gần phòng khách, phòng bếp hay khu giải trí trong nhà. Các phòng không cần quá rộng, khoảng 3-5m2 là đủ.

Phòng thờ

Trong biệt thự, phòng thờ được bố trí tại không gian tầng trên cùng của ngôi nhà. Vị trí này hợp phong thủy, so với tuổi mệnh của gia chủ. Bên cạnh đó, tùy vào từng công trình mà không gian nội thất cũng được thiết kế khác nhau. Nhưng dù là phong cách nào, thì không gian này cũng mang cảm giác uy nghiêm, tôn kính.

Trên đây là một số tiêu chuẩn thiết kế nhà ở biệt thự mà bạn cần phải biết, trước khi bắt tay vào xây dựng. Hy vọng, bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu bạn còn đang băn khoăn hay có nhu cầu thiết kế thi công nội thất, hãy liên hệ ngay với Riverhome. Chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn trên con đường kiến tạo không gian sống tiện nghi, hiện đại và hoàn hảo nhất.